BẠN CÓ ĐANG TÁI SỬ DỤNG NHỰA ĐÚNG CÁCH?

Ngày đăng: 17-06-2020
BẠN CÓ ĐANG TÁI SỬ DỤNG NHỰA ĐÚNG CÁCH?

KHÔNG NÊN bỏ qua bài viết này nếu bạn là một người đang hoặc có ý định tái sử dụng nhựa. Hãy tìm hiểu cách để tái sử dụng nhựa một cách an toàn, vừa bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống.

Nhựa – một chất liệu rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hầu hết tất cả đồ vật xuất hiện xung quanh chúng ta đều được sản xuất từ nhựa. Vậy nguồn gốc của nó từ đâu? Tái sử dụng nhựa như thế nào là an toàn cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sự phát triển của nhựa bắt nguồn từ việc sử dụng các chất dẻo tự nhiên (ví dụ như kẹo cao su, vỏ sò) để sử dụng các vật liệu tự nhiên đã được biến đổi về mặt hóa học (ví dụ cao su, nitrocellulose, collagen, galalite) và cuối cùng là các phân tử hoàn toàn tổng hợp (ví dụ bakelit, epoxy, polyvinyl clorua, polyethylene).

Nhựa nhân tạo đầu tiên được phát minh vào năm 1855, được gọi là Parkesine nhựa (sau này gọi là celluloid). Polypropylene bắt đầu được sản xuất vào năm 1957. Polystyrene (PS) được sản xuất đầu tiên trong thập niên 1930. Polyvinyl Clorua (PVC) được tạo ra năm 1872 nhưng được sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920. Việc phát hiện ra Polyethylene Terephthalat (PET) đã tạo ra nhiều ứng dụng và là một trong số ít chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong nhiều trường hợp, tạo ra nhiều ứng dụng về chai nhựa ở E.U.

Phân loại theo ứng dụng:

  1. Nhựa thông dụng: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
  2. Nhựa kỹ thuật: PC, PA,......
  3. Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
Bạn đã biết loại nhựa nào tái sử dụng an toàn cho sức khỏe?


Các bạn cũng đã biết, các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PET (1), HDPE (2), PVC (3), LDPE (4), PP (5), PS (6) và PC (7)

Các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Do các đặc điểm về chất liệu mà nhựa được phân thành nhiều loại để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, vì thế người dùng cần lưu ý những đặc điểm sau để sử dụng và tái sử dụng nhựa một cách hiệu quả.


1. Nhựa PETE hoặc PET - ký hiệu số 1



 
Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Loại nhựa này được đánh giá là khá an toàn và không gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe nên có thể dùng để chứa đựng thực phẩm. Tuy nhiên các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Loại nhựa PET (1) này có thể tái sử dụng, nhưng phải rửa sạch, không được đựng thực phẩm nóng hơn 70 độ C.

2. Nhựa HDPE - ký hiệu số 2



 
Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài. Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt đến 110 độ C.

Hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 - hoàn toàn không chứa BPA.

Loại nhựa HDPE (2) này có thể tái sử dụng.

3. Nhựa PVC hay V - ký hiệu số 3



 
Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ. Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Loại nhựa này có thể gặp ở các sản phẩm như áo mưa, vật liệu xây dựng, mảnh nhựa hoặc hộp nhựa, màng co các loại chai, bình bằng nhựa, các loại màng plastic bọc thức ăn, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước, vỏ bọc dây cáp điện… Nhựa PVC giá rẻ, có độ dẻo cao, song chỉ chịu được 81°C. Khi phân hủy, nhựa PVC thường thải ra các hóa chất độc hại vào không khí, nước, đất. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và thậm chí gây ung thư.

Không tái sử dụng nhựa PVC (3) để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

4. Nhựa LDPE - ký hiệu số 4



 
Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, hộp mì, túi đựng hàng, vỏ bánh kẹo.... Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao. Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng chất độc hại do có tỷ lệ poly-ethylen thấp.

Mặc dù không rỉ ra các chất độc hại khi sử dụng cũng như chưa có bằng chứng nào cho thấy LDPE có tác hại đến sức khỏe con người, nhưng các chuyên gia cũng khuyên người sử dụng không nên lạm dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức ăn.

Có thể tái sử dụng nhựa LDPE (4).

5. Nhựa PP - ký hiệu số 5



 
PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 - 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 - 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.

Có thể tái sử dụng nhựa PP (5).

6. Nhựa PS - ký hiệu số 6



 
Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần. Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

Không tái sử dụng nhựa PS (6).

7. Nhựa PC - Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)


 
PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, có thể phân giải ra chất gây ung thư.

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn và có các tác động không tốt với sức khỏe như thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, rối loạn tim mạch, ung thư, vô sinh…

Không tái sử dụng nhựa PC (7).
 
Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng nên lựa chọn những loại bao bì nhựa có in ký hiệu số (1), (2), (4)(5). Riêng đối với nhựa PET (1), hãy đảm bảo rằng bạn rửa sạch chai trước khi tái sử dụng (theo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3).

Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn chọn lựa loại nhựa phù hợp với nhu cầu sử dụng và tái sử dụng của mình. Hãy sử dụng nhựa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và bảo vệ môi trường.



Công ty Kim Mỹ chúng tôi chuyên cung cấp các mặt hàng ly, hộp nhựa sử dụng nhựa PP dùng để tái sử dụng an toàn cho sức khỏe. Nếu quý khách không muốn sử dụng nhựa để bảo vệ môi trường, chúng tôi còn có sản phẩm ly, tô, hộp giấy đa dạng nhiều mẫu mã cho các bạn lựa chọn.


Đến với Kim Mỹ quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình về dịch vụ, sản phẩm, hỗ trợ kĩ thuật, chăm sóc bảo trì - bảo dưỡng, chúng tôi sẽ luôn có mặt kịp thời để khắc phục sự cố, giúp khách hàng hạn chế tối đa những phát sinh không mong muốn. Hơn thế nữa công ty có thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu đặc biệt của quý khách.

Tham khảo Thông tin những sản phẩm nổi bật từ Kim Mỹ Group


nơi bán quạt thông gió quạt đứng nào tốt nhất ở đâu bán quạt điện
quạt công nghiệp giá bao nhiêu quạt công nghiệp giá rẻ hcm mua tô giấy ở đâu


Với thế mạnh của mình, chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai gần, Công Ty TNHH TMDV Cơ Điện Kim Mỹ sẽ trở thành một đối tác truyền thống của Quý khách hàng với tư cách là một nhà cung cấp các mặt hàng gia dụng có giá cả hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhất.
 

VĂN PHÒNG CHÍNH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KIM MỸ


Địa chỉ: 119 Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện Thoại: (028)3.873.2691

 

Tags:
090 3391 226
https://www.youtube.com/channel/UCYvT5obcI5AqSFS-0kdGxwA
https://www.facebook.com/kimmycodien/